Subscribe:

Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012

Phương pháp chọn từ khóa thích hợp - wapmaster

Chọn từ khóa để Seo là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong cả quá trình làm Seo.

Seo để làm gì? Câu hỏi cổ điển mà tôi thấy vẫn chưa thống nhất trong cách trả lời.



Seoer hay đọ trình độ qua việc Seo các từ khóa khó. Nhưng tôi cho rằng Seoer giỏi là người biết kiếm tiền từ Seo.

Seo làm gì nếu cứ đâm đầu vào từ khóa khó khi mất rất nhiều công sức để Seo từ khóa lên và kết quả thu về là doanh thu chẳng tăng mấy?

Hãy nghĩ về hiệu quả khi làm Seo, và điều này cần có cả tư duy về kinh doanh một cách cực kỳ đúng đắn. Nếu cứ chăm chăm Seo từ khóa khó để thể hiện mình thì bạn chả khác nào một anh kỹ thuật yêu nghề.

Quan niệm của tôi thế này ” Tôi không sợ một anh Bách Khoa tốt nghiệp 9 phẩy, nhưng rất sợ một anh Bách Khoa học đúp nhưng biết về kinh doanh“. Anh 9 phẩy có thể chế tạo máy trong 1 công xưởng của một ông chủ nào đó nhưng anh đúp kia anh ý là … ông chủ.

Hơi lan man rồi.

Vậy chọn từ khóa thế nào cho phù hợp?

1.Từ khóa phải ra tiền.

2.Chi phí, công sức Seo từ khóa phải thấp hơn lợi ích mà nó mang lại.

3.Xác định khả năng của mình và đừng cố đâm đầu vào từ khó quá.

Về mặt kỹ thuật, bạn nên chú ý các chi tiết sau:

I. Mức độ hấp dẫn của từ khóa:

Tôi xin tạm đưa ra một vài thông số để biết từ khóa nào mạnh, từ khóa nào yếu.
Công thức: A= ( Đối thủ cạnh tranh trực tiếp )/( Số lượng tìm kiếm cục bộ hàng tháng ).

- Số lượng tìm kiếm cục bộ: nhỏ hơn 1000 thì bạn nên bỏ qua, ít khách quá!

- Nếu A <0.5 thì mức hấp dẫn tương đối ( tìm kiếm nhiều mà đối thủ ít ).

- Nếu A > 2 thì cũng nên xem xét bỏ qua ( mật ít ruồi nhiều ).

II. Độ dài từ khóa hợp lý:
- Theo tôi thì cụm từ khóa hợp lý dài từ 4-6 ký tự. Khách hàng ít khi search dài hơn, search dài kết quả khó chính xác.

- Chọn những cụm từ khóa súc tích và loại bớt yếu tố Việt. Tiếng Anh rất súc tích và khách hàng tìm kiếm cũng … súc tích. Nhưng tiếng Việt ta hơi rườm ra. Với cum từ khóa mục tiêu “lựa chọn từ khóa seo thích hợp” thì khách hàng có thể tìm thấy thông qua nhiều cụm từ dài dằng dặc “lựa chọn từ khóa cho seo thích hợp” hay “lựa chọn từ khóa để seo” … Không thể chiều lòng hết thảy mỏi người, nên tôi bỏ những từ đệm trong tiếng Việt như “cho”, “để”. Cụm từ súc tích sẽ mang lại nhiều khách hàng hơn sự rườm rà.www.top9xy.wap.sh

- Điều cuối cùng: ngoài các từ khóa chủ đạo, bạn nên chọn thêm hướng Seo các cụm từ khóa dài thông qua việc tạo ra các bài viết để có lượng view đa dạng. Bạn có giỏi cỡ nào cũng không thể xác định được từ khóa muốn Seo theo kiểu “làm thế nào để Seo lên top nhanh nhất có thể ấy nhỉ”. Khách hàng đôi khi search kỳ cục như vậy.

Kết luận: Bản thân tôi khi bắt đầu thực hiện một dự án Seo thường phân tích từ khóa kỹ càng, chọn ra các từ khóa ngắn với mức cạnh tranh cao và lấy đó làm mục tiêu dài hạn. Từ khóa ngắn và khó thường được Seo bằng trang chủ, page hoặc cùng lắm là category. Sau đó sử dụng các content ( post ), tag để seo các cụm từ khóa còn lại trong list từ khóa. Ngoài ra việc Seo Onpage sẽ giúp lên hạng đều với toàn bộ trang web. Thông thường lượng truy cập từ các từ khóa ngắn được xác định là khó thường chỉ thu hút được 10-15% lượng truy cập, còn lại là từ những từ khóa … không hoàn toàn muốn Seo.
Wap hay http://top9xy.wap.sh/wapmaster/seo/phuong-phap-chon-tu-khoa-hop-li

0 nhận xét:

Đăng nhận xét